Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Với những ưu điểm đó, không ít người đã lựa chọn thành lập công ty hợp danh để thực hiện kinh doanh.
I.Hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
– Danh sách thành viên Công ty hợp danh
– Dự thảo Điều lệ Công ty (được các thành viên hợp danh ký từng trang)
– Đối với thành viên hợp danh là cá nhân:
Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước)
– Đối với thành viên hợp danh là pháp nhân:
+ Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác;
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước) của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng
– Các loại giấy tờ khác:
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)
II. Trình tự thành lập công ty hợp danh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Bước 2: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Bước 4: Thời hạn Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ
c) Một số lưu ý khi đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
– Về ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh.
+ Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
+Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn
– Số lượng hồ sơ: 1 bộ
– Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác:
Người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo: Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức hoặc văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.