Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp gồm mua lại phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp. Cụ thể:
- Mua lại phần vốn góp
Trường hợp thành viên Công ty bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau thì có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình:
-Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
-Tổ chức lại công ty;
-Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
-Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề trên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thỏa thuận hoặc giá thị trường hoặc giá theo nguyên tắc trong Điều lệ. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
2. Chuyển nhượng phần vốn góp
Trừ trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên, thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thì trình tự chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện như sau:
Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
Thủ tục thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
-Biên bản họp hội đồng thành viên.
-Quyết định của hội đồng thành viên
-Thông báo lập sổ thành viên;
-Danh sách thành viên;
-Giấy đề nghị công bố;
-Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý;
-Bản công chứng chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân nhận chuyển nhượng;
-Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
-Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng;
-Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
-Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.