Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty nước ngoài tại Thanh Hóa  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa  - Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Làm Visa tại Thanh Hóa  - Giấy phép lao động tại Thanh Hóa

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Một trong những bước quan trọng trước khi làm thủ tục thành lập mới doanh nghiệp là mã hóa ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên có rất nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định nên các doanh nghiệp cần lưu ý về mức vốn đăng ký để đáp ứng được điều kiện của ngành nghề kinh doanh. Sau đây, chúng tôi xin tổng hợp một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định sau:

1. Kinh doanh bất động sản:
Căn cứ điều 3, Nghị định 76.2015/NĐ-CP Quy đinh chi tiết một số điều của Luật kinh doanh Bất động sản:

– Vốn pháp định: Ít nhất 20 tỷ VNĐ;

– Mã ngành : 6810;

2. Kinh doanh cảng hàng không, sân bay:
Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng:

– Vốn pháp định: Kinh doanh cảng hàng không, sân bay nội địa là 100 tỷ VNĐ; Kinh doanh cảng hàng không, sân bay Quốc tế là 200 tỷ VNĐ.

– Mã ngành: 5223;

74267401e70b06f21a6ad0b63f111a05

3. Kinh doanh vận tải hàng không:
Căn cứ Điều 8, Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng:

– Vốn pháp định: “Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

a) Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

c) Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

– Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

a) Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;

b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân”

– Mã ngành: 5110; 5120

4. Kinh doanh dịch vụ hàng không:
Căn cứ Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng:

– Vốn Pháp định:

” 1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:

a) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.

2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.”

– Mã ngành: 5223

5. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải:
Căn cứ Nghị định 70/2016/NĐ-CP Về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải:

– Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng: Vốn pháp định: 20 Tỷ VNĐ;

– Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải: Vốn pháp định: 10 tỷ VNĐ;

– Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng: Vốn pháp định: 20 Tỷ VNĐ;

– Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật: Vốn pháp định: 5 Tỷ VNĐ;

– Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải: Vốn pháp định: 2 Tỷ VNĐ;

6. Cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng:
– Vốn pháp định: 30 Tỷ VNĐ

– Mã ngành: 8291: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng

7. Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ:
Căn cứ Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

– Vốn pháp định: 05 tỷ VNĐ

– Mã ngành: 4610: Đại lý, môi giới, đấu giá (Chi tiết: Môi giới mua bán nợ); 6619: Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Tư vấn mua bán nợ); 6499: Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: kinh doanh dịch vụ môi giới và tư vấn mua bán nợ).

8. Kinh doanh hoạt động mua bán nợ:
Căn cứ Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

– Vốn pháp định: 100 tỷ VNĐ

– Mã ngành: 6499: Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ)

9. Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ
Căn cứ Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

– Vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng; Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ VNĐ.

10. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Căn cứ Nghị định Số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

– Vốn pháp định: 02 Tỷ VNĐ

– Mã ngành: 8291: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng.

11. kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
Căn cứ Nghị định số 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng:

– Vốn pháp định: 06 tỷ VNĐ;

– Mã ngành: 6920 Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế

12. Kinh doanh chứng khoán:
Căn cứ Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Nghị định 58/2012/NĐ-CP

– Môi giới chứng khoán: Vốn pháp định là 25 Tỷ VNĐ

– Tự doanh chứng khoán: Vốn pháp định là 100Tỷ VNĐ

– Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Vốn pháp định là 165 Tỷ VNĐ

– Tư vấn đầu tư chứng khoán: Vốn pháp định là 10 Tỷ VNĐ

– Kinh doanh chứng khoán (Áp dụng đối với công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam): Vốn pháp định là 25 Tỷ VNĐ

13. Kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung.

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng, 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng, 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng, 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ VNĐ

+ Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ

+ Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1000 tỷ

– Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ

– Kinh doanh tái bảo hiểm:

+ Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ

+ Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ

+ Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1100 tỷ

– Kinh doanh môi giới bảo hiểm:

+ Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ VNĐ

+ Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ VNĐ

14. Cho thuê lại lao động
Căn cứ Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

– Vốn pháp định: 02 tỷ VNĐ

– Mã ngành: 7820,7830

15. Bưu chính, chuyển phát:
Căn cứ Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu Chính

– Vốn pháp định: 2 tỷ VNĐ

– Mã ngành chuyển phát: 5320

16. Kinh doanh mua bán vàng miếng
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

– Vốn điều lệ: Từ 100 tỷ VNĐ trở lên

– Mã ngành: 4773

17. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Căn cứ Nghị định số 52/2008 NĐ -CP Về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ

– Vốn pháp định: 2 tỷ VNĐ

– Mã ngành: 8010

18. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ Nghị định 126/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Vốn pháp định: 5 tỷ đồng

– Mã ngành: 7820, 7830

19. Sản xuất phim
Căn cứ Điều 11, Nghị định 54/2010 NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12

– Vốn pháp định: 01 tỷ đồng

– Mã ngành: 5911

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định“; mọi vấn đề thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ hiệu quả.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon