Là một thị trường phát triển rộng lớn, Thanh hóa ngày càng thu hút rất nhiều nhà đầu tư và các doanh nhân khởi nghiệp. Và bạn cũng là một trong số đó đang có các dự án, dự định kinh doanh. Tuy nhiên để bắt đầu khởi nghiệp và kinh doanh, các nhà khởi nghiệp đều phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Tư vấn Blue xin chia sẻ thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hoá.
Đặc điểm loại hình công ty cổ phần
- Phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế số lượng ( có thể là cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông) ;
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần.Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần ;
- Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặc các nhân, tổ chức khác một cách tự do ;
- Doanh nghiệp cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật.
Ưu điểm:
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên sẽ hạn chế rủi ro cho các cổ đông khi góp vốn đầu tư vào công ty.
Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì chỉ có công ty cổ phần là có quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn là rất lớn. Với tiềm lực kinh tế mạnh thì việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề của loại hình công ty này trở nên rất dễ dàng, giúp cho các nhà đầu tư sinh lời nhanh chóng. - Loại hình công ty cổ phần không bị giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn vào công ty. Hơn nữa việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp cũng rất dễ dàng. Vì vậy phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả cán bộ công chức nhà nước cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
- Nhược điểm:
- Việc tổ chức, quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp nếu số lượng cổ đông của công ty quá lớn. Trong đó có rất nhiều người không hề quen biết và có thể xuất hiện sự chia rẽ thành nhiều nhóm cổ đông mâu thuẫn với nhau về lợi ích. Sự chia rẽ này đôi khi gây mất đoàn kết theo hướng kìm hãm sự phát triển chung của công ty.
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần không chỉ tốn kém mà còn phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác do bị kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về vấn đề kế toán, thuế.
- Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tình hình tài chính của công ty bị hạn chế do phải công khai báo cáo với các cổ đông.
- Quyền của những người điều hành (tổng giám đốc, giám đốc,…) trong công ty cổ phần bị hạn chế trong một số trường hợp phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hóa như sau:
Chuẩn bị thông tin trước khi đăng ký công ty cổ phần:
- Để đăng ký kinh doanh công ty cổ phần, phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập cùng tham gia góp vốn và thành lập công ty
- Phải có một địa điểm để đặt trụ sở công ty. Lưu ý: trụ sở đó không được là chung cư có chức năng để ở và sinh hoạt
- Chuẩn bị thông tin về công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì Tên Công ty không được trùng với công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc;
- Ngoài Tên công ty thì bạn cần chuẩn các thông tin khác như: Vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, người đại diện, tỷ lệ góp vốn….
- Hỗ trợ khách hàng pháp luật trước thành lập.
- Tư vấn Tên công ty, ngành nghề kinh doanh, trụ sở công ty, vốn điều lệ,…
Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty
- Bản sao chứng thực CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân của các cổ đông công ty. Hoặc Giấy đăng ký kinh doanh nếu cổ đông đông là tổ chức
- Giấy ủy quyền và bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Nộp hồ sơ và kết quả nhận được:
- Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa.
- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
- Cán bộ nhận hồ sơ sẽ kiểm tra xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu cần sửa đổi, bổ sung sẽ được thông báo sớm, để sửa đổi bổ sung theo quy định pháp luật.
- Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ nhận kết quả trong vòng 03 ngày.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời là Mã số thuế.
Thủ tục sau thành lập nếu khách hàng yêu cầu:
- Dấu tròn công ty;
- Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của công ty;
- Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin doanh nghiệp.
- Hỗ trợ kê khai thuế và thủ tục thuế, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng sau khi thành lập công ty.
Liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí