Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động xúc tiến kinh doanh của mình tại tỉnh thành hoặc quốc gia khác nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc lập văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện khái quát chung khác với các loại hình doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp khác ở chỗ văn phòng đại diện có con dấu riêng nhưng không có chức năng kinh doanh mà chỉ có chức năng thay mặt doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng tiếp cận khách hàng hay nói một cách khác là chức năng xúc tiến hoạt động kinh doanh. Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty như sau:
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty bao gồm
1. Thông báo về việc lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký)
2. Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
3. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
5. Giấy ủy quyền
Thời hạn xử lý hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số văn phòng đại diện.
Trong thời hạn 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
Theo Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài thì văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, theo Công văn số 658/TCT-CS của Tổng cục thuế (có tính chất tham khảo) cũng nêu rõ đối với trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định. Thực tế Văn phòng đại diện không phát sinh hoạt động kinh doanh được vì vậy không phải nộp thuế môn bài theo quy định tại Nghị định 139/2016/TT-BTC.
Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện công ty
Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty.
Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập VPĐD.
Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của VPĐD.
Tư vấn về Quyền và Nghĩa vụ của đơn vị mới thành lập.
Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của VPĐD.
Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập.
Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Nếu quý vị cần tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ