Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty nước ngoài tại Thanh Hóa  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa  - Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Làm Visa tại Thanh Hóa  - Giấy phép lao động tại Thanh Hóa

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Khi doanh nghiệp không tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để được đảm bảo các quyền và lợi ích của chính mình. Mọi thủ tục vướng mắc trong công tác giải thể doanh nghiệp tư nhân, bạn có thể tìm đến Tư vấn Blue, với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiến hành mọi thủ tục giải thể doanh nghiệp một cách nhanh chóng và gọn nhẹ nhất.

Hình minh họa

Hình minh họa

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua:

  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có)

Về phía doanh nghiệp tư nhân, khi làm thủ tục giải thể thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ và chính xác theo quy định của pháp luật tại Phòng ĐKKD thuộc Sở KH-ĐT hoặc gửi thông qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia (nếu đăng ký qua mạng điện tử).

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp tư nhân;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận. (đối với DN xã hội nếu có)
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự giải quyết hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ

Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ:

Người đại diện nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD

Lưu ý:
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:

  • Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Mọi vấn đề vướng mắc quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon