Theo quy định của pháp luật việc đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Trường hợp bạn không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra bạn có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Thanh Hóa như sau:
Các loại hình đăng ký bản quyền tác giả
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
- Tác phẩm báo chí.
- Tác phẩm âm nhạc.
- Tác phẩm sân khấu.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
- Tác phẩm kiến trúc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Đối với tác phẩm là phần mềm tin học:
- Hình ảnh của tác phẩm (03 bộ đĩa chụp hình giao diện của phần mềm).
- Nội dung của tác phẩm (03 bộ đĩa chép mã Code của chương trình phần mềm)
- 02 bản in thể hiện toàn bộ nội dung của phần mềm gồm hình ảnh và nội dung (đóng thành cuốn).
Đối với tác phẩm mỹ thuật: tác phẩm (mẫu).
Đối với tác phẩm văn học: Bản mô tả tác phẩm viết.
Đối với các tác phẩm khác: tác phẩm (mẫu) và Bản mô tả tác phẩm.
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của tác giả hoặc đồng tác tác giả (02 bản sao có chứng thực).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: trong trường hợp doanh nghiệp là chủ sở hữu về quyền tác giả
- Tên tác phẩm.
- Ngày hoàn thành tác phẩm.
- Tác phẩm đã được công bố hay chưa. Nếu có: thời gian, địa điểm công bố.
- Nội dung chính của tác phẩm
- Nơi tiếp nhận hồ sơ : Cục Bản quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả /quyền liên quan:
Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản quy định có thời hạn bảo hộ như sau:
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.
Tác phẩm khác không thuộc các loại hình tác phẩm kể trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả của Tư vấn Blue
- Tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý về đăng ký bản quyền tác giả
- Soạn thảo hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ
- Phúc đáp công văn từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Nhận kết quả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trao trả tận tay cho khách hàng
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn.