Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty nước ngoài tại Thanh Hóa  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa  - Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Làm Visa tại Thanh Hóa  - Giấy phép lao động tại Thanh Hóa

Thành lập công ty liên doanh

Theo quy định tại Luật Đầu tư mới và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam không còn loại hình công ty liên doanh. Nhưng xét về mặt bản chất thì việc nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc cùng nhà đầu tư Việt Nam thành lập một pháp nhân mới trước đây được xét vào hình thức liên doanh với phía nước ngoài. Tư vấn Blue xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến thành lập công ty hợp doanh theo quy định cũ như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Những trường hợp thành lập công ty liên doanh (Công ty có vốn đầu tư nước ngoài)

  • Trường hợp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư tương ứng với các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:
  • Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (Không thuộc trong danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ Lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2017).
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn , mua cổ phần, mua phần vốn góp sở hữu từ 49 % vốn điều lệ và kinh doanh ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
    Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Không thuộc diện xin quyền phân phối, Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quyền bán lẻ).
  • Kết quả của việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51 % vốn điều lệ của pháp nhân sau thay đổi.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam thực hiện hoạt động thương mại hàng hóa: Đối với ngành nghề này ngoài việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy đăng ký doanh nghiệp nhà đầu tư còn phải thực hiện xin Giấy phép kinh doanh của Bộ Công thương theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BTC.

Hồ sơ thành lập công ty liên doanh bao gồm:

Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:

  • Bản sao công chứng CMTND/hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;

Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty;
  • Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty;
  • Điều lệ Công ty;
  • Báo cáo tài chính Công ty trong 02 năm gần nhất (Nếu có);
  • Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam;
  • Thư chỉ định người đại diện Công ty tại Việt Nam;
  • Bản sao hộ chiếu người đại diện Công ty;
  • Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty;
  • Xác nhận số dư tài khoản công ty tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;

Lưu ý: Giấy tờ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự không quá 03 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty liên doanh và công chứng dịch sang tiếng Việt Nam

Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xin cấp phép.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này cần lưu ý để xác định rõ cơ quan thụ lý hồ sơ nộp cho chính xác, tránh nhầm lẫn.

Trường hợp chỉ cần thực hiện thủ tục tại Phòng đầu tư trong nước – Sở kế hoạch đầu tư (Trường hợp thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp thông thường cho nhà đầu tư nước ngoài).

Trường hợp thực hiện ở Phòng đầu tư nước ngoài – Sở kế hoạch đầu tư (Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Trường hợp xin cấp giấy phép kinh doanh của Bộ Công thương.

Mọi vấn đề quý vị thắc mắc hãy liên hệ ngay Tư vấn Blue để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon