Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty nước ngoài tại Thanh Hóa  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa  - Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Làm Visa tại Thanh Hóa  - Giấy phép lao động tại Thanh Hóa

Thủ tục cấp phép an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện từ khâu sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, bảo quản… giúp cho thực phẩm được sạch sẽ an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy an toàn thực phẩm cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần liên quan đến thực phẩm nhằm đánh giá mực độ ảnh hưởng của thực phẩm đó đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, nên các doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng cũng như bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Sở y tế Thanh Hóa có thẩm quyền cấp đối với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh :
– Các nhà hàng, bếp ăn tập thể có qui mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống từ các khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện; các khu du lịch do thành phố quản lý, các khách sạn một sao trở lên và các trường học từ THPT trở lên.
UBND quận, huyện cấp đối với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :
– Các cửa hàng ăn, các căngtin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn không thuộc diện thành phố cấp giấy chứng nhận; trường THCS trở xuống; các khu du lịch, chợ và bệnh viện do quận, huyện quản lý.
UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh như :
– Các hộ gia đình, các quán ăn, quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày, các chợ, khu du lịch do phường, xã quản lý, các trường tiểu học, mầm non không thuộc diện quản lý của cấp trên…
+ Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe, được tập huấn kiến thức về VSATTP, được cơ quan y tế thẩm định điều kiện VSATTP.
– Việc triển khai cấp giấy chứng nhận sẽ tiến hành từ 1-8-2006. Kể từ ngày 1-1-2007, cơ sở, cá nhân nào sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP sẽ bị xử phạt theo qui định và phải đóng cửa
Quy-trình-cấp-phép-đủ-điều-kiện-vệ-sinh-an-toàn-thực-phẩm
Hồ sơ bao gồm: 
1 . Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh thực phẩm
2 . Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3 . Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định gồm
-Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh;
-Bản mô tả quy trình chế biến ( quy trình công nghệ ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù;
4 . Bản sao công chứng Giấy xác nhận chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cở sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ sở đào tạo được Bộ Y tế công nhận cấp theo quy định;
5 . Bản sao công chứng Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cở sở đã được chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan y tế cấp theo quy định.
* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn), tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ và thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như cấp mới.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí thấp nhất!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon