Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin hướng dẫn trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa như sau:
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
3. Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật;
4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
5. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Góp vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân bằng những tài sản gì?
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 20, Luật doanh nghiệp 2015 và điều 21, Nghị định 78/2015/NĐ-CP tới Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh bao gồm các giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 ban hành kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
2. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
3. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo :
- Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đầy đủ:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập doanh nghiệp tư nhân như hướng dẫn bên trên.
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.Vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ chữ ký số điện tử).
Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.
Mọi vấn đề vướng mắc về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.