Hôm nay, Tư vấn Blue chúng tôi nhận được thư gửi của quý độc giả về vấn đề quy định về di chúc có điều kiện. Bởi vậy Tư vấn Blue chúng tôi, xin giải đáp với quý độc giả một số vấn đề thiết yếu về quy định di chúc có điều kiện để quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này như sau:
Pháp luật về thừa kế của Việt Nam hiện nay chưa công nhận “di chúc có điều kiện”, tức là nếu người lập di chúc vẫn đưa ra những điều kiện mà người hưởng di sản phải đáp ứng thì mới được hưởng phần di sản đó thì coi như phần “điều kiện” của di chúc đó không có hiệu lực pháp luật. Chính vì lẽ đó, có lẽ trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, bạn khó có thể tìm được văn bản nào quy định về vẫn đề “di chúc có điều kiện”.
Hiển nhiên nếu điều kiện để được nhận di chúc không có hiệu lực pháp luật thì người được hưởng di sản thừa kế vẫn được hưởng di sản ngay cả khi họ không thực hiện những điều kiện đó, trừ khi việc hưởng di sản của họ trái với quy định của pháp luật hoặc trái với quy tắc đạo đức.
Trong thực tế, nhu cầu về một bản “di chúc có điều kiện” là khá lớn. Việc luật hóa về di chúc có điều kiện cũng đang dần trở thành nhu cầu chung của xã hội. Theo cá nhân tôi, việc luật hóa di chúc có điều kiện cũng có những mặt “lợi” và “hại”.
Luật hóa di chúc có điều kiện sẽ thỏa mãn được mong mỏi của nhiều người, đồng thời, đây cũng là một bước tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp của Việt Nam. Bởi, công nhận di chúc có điều kiện tức là nhà làm luật phải ban hành thêm nhiều quy định, văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Có thể thấy rõ nhất là những quy định về “điều kiện” của di chúc thế nào là hợp pháp ? Phạm vi cũng như năng lực của người lập di chúc cũng cần xem xét thêm. Thời hạn thực hiện những điều kiện đó là bao lâu thì hợp lý ? Trường hợp người hưởng di sản không thực hiện được điều kiện người để lại di sản đưa ra thì di sản đó sẽ được xử lý như thế nào ? Và kem theo những quy định đó là một loạt các thủ tục hành chính pháp lý khác nhau. Đưa ra được những quy định về vấn đề phức tạp này đã chứng minh trình độ lập pháp của chúng ta ngàng càng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ cũng còn tồn tại những điểm hạn chế. Luật hóa “di chúc có điều kiện” tức là pháp luật đã trao cho người có tài sản (theo nghĩa rộng) hay người để lại di sản (theo nghĩa hẹp) quyền sử dụng tài sản để yêu cầu người khác (người hưởng di sản) thực hiện những điều kiện mình đưa ra. Thực tế có thể những điều kiện đó là hợp pháp, là đúng chuẩn mực xã hội nhưng cũng có thể những điều kiện đó không thực sự “tốt” như bản chất mà nó nên có, gây ảnh hưởng đến người khác, và gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội. Như vậy, vô tình pháp luật đã để người để lại di sản có thể “thao túng” người hưởng di sản nếu những điều kiện về “điều kiện của bản di chúc” không chặt chẽ.
Trên đây chỉ là một số ý kiến tham khảo, về di chúc có điều kiện. Hy vọng Tư vấn Blue chúng tôi có thể chia sẻ trực tiếp với quý vị tại văn phòng tư vấn Tư vấn Blue