Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty nước ngoài tại Thanh Hóa  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa  - Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Làm Visa tại Thanh Hóa  - Giấy phép lao động tại Thanh Hóa

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Bước 1. Thành lập công ty:

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong đó có ghi rõ ràng và chi tiết về ngành nghề kinh doanh là dịch vụ vận tải theo mã ngành cấp 4 hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
  • Điều lệ công ty: Điều lệ của công ty bao gồm những quy định cụ thể, hình thức, chức năng và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ của công ty là nền tảng và cơ sở hoạt động của doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên: Danh sách thành viên của công ty phải thể hiện đầy đủ và chi tiết thông tin về các thành viên trong công ty bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ, giấy tờ cá nhân, số vốn góp…
  • Giấy tờ được chứng thực: Đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu) hoặc tổ chức ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư).

Thời gian thực hiện thủ tục: 03 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc cổng thông tin điện tử quốc gia

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông(đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Sở GTVT.

Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

Mọi vấn đề vướng mắc quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon